Quan điểm của anh Vương Thanh Long trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Việt Nam ra sao, xin hãy theo dõi nội dung phỏng vấn sau:
Team Vinastrategy.com: Chào anh Vương Thanh Long, cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, anh có thể chia sẻ về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ quản lý như ERP và công nghệ phát triển kinh doanh như AI, Blockchain, CRM, O2O, Affiliate... đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh truyền thống Việt Nam, vốn chủ yếu hoạt động qua các kênh Modern Trade (MT), General Trade (GT) và HORECA mà chưa ứng dụng kênh online?
NCS Vương Thanh Long: Trước tiên phải nhìn nhận công nghệ đã làm thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ xem như rất cấp thiết và có thể cho là "đổi mới hay là chết" vậy. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh truyền thống, đặc biệt qua các kênh MT, GT và HORECA, đang đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ thị trường và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Công nghệ quản lý như ERP giúp tối ưu hóa quy trình nội bộ, giảm lãng phí, còn các công nghệ phát triển kinh doanh như AI, Blockchain, CRM, Affiliate hoặc O2O là chìa khóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn và mở rộng thị trường online. Với mô hình truyền thống chưa ứng dụng online, việc tích hợp công nghệ không chỉ là cơ hội mà còn là yêu cầu cấp bách để tồn tại và phát triển trong thời đại số hiện nay
Team Vinastrategy.com:: Anh có thể giải thích rõ hơn về vai trò của ERP trong việc quản lý các doanh nghiệp là gì, tại sao ERP quan trọng?
NCS Vương Thanh Long: ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản lý tích hợp, giúp doanh nghiệp đồng bộ hóa các quy trình từ sản xuất, kho bãi, tài chính, nhân sự đến phân phối... Với các doanh nghiệp ứng dụng ERP giúp giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng hiệu quả quản lý, cắt giảm chi phí. VIệc ứng dụng ERP thường các Doanh chủ nghĩ sẽ tốn rất nhiều chi phí, đúng vậy nếu đầu tư các công nghệ như SAP thì đúng là rất đắt nhưng ngày này có nhiều công nghệ mã nguồn mở chi phí nhẹ hơn rất nhiều, ví dụ như Odoo chẳng hạn chi phí không quá cao.
Team Vinstrategy.com: Còn các công nghệ phát triển kinh doanh như AI, Blockchain, CRM, Affiliate và O2O, chúng mang lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp chưa ứng dụng kênh online?
NCS Vương Thanh Long: Ngày nay kinh doanh online không còn là việc gì đó mơ hồ cả, kinh doanh online đã chứng minh được hiệu quả của nó trong việc phát triển kinh doanh, bán hàng và Digital Markeitng. Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi nhiều mặt hàng đã dịch chuyển lớn sang online tuy nhiên nhu yếu phẩm vẫn kênh truyền thông là chính, chính vì vậy tùy thuộc vào sản phẩm mà chúng ta lựa chọn kênh cho phù hợp, chứ không là "mất tiền oan".
Những công nghệ phát triển kinh doanh như Affiliate, O2O (online to offline) đang phát triển mạnh mẽ chính ví điều nay các doanh nghiệp truyền thống cần phải ứng dụng các nền tảng công nghệ này để mở rộng kênh tiếp cận và phân phối cho khách hàng.
Team Vinstrategy.com: Việc triển khai các công nghệ này gặp phải những rào cản và hạn chế gì đối với các doanh nghiệp sản xuất truyền thống, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ?
NCS Vương Thanh Long: Các doanh nghiệp truyền thống, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai công nghệ:
Rào cản với công nghệ quản lý (ERP):
Chi phí đầu tư lớn: ERP đòi hỏi chi phí triển khai và duy trì cao, đặc biệt với các hệ thống như SAP. nhưng vẫn có giải pháp là các phần mềm mã nguồn mở với chi phí hoàn toàn hợp lý, vài trăm triệu là có thể ứng dụng được, hoặc nhỏ hơn là sử dụng 1 phần công việc quản lý.
Chống đối ngầm từ nhân viên: Nhân viên lâu năm, quen với quy trình thủ công như ghi chép sổ sách, thường phản đối việc chuyển sang ERP do sợ thay đổi hoặc thiếu kỹ năng công nghệ.
Thiếu chuyên môn kỹ thuật: Nhiều doanh nghiệp không có đội ngũ IT nội bộ để triển khai và vận hành ERP, dẫn đến phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài, làm tăng chi phí và rủi ro.
Rào cản với công nghệ phát triển kinh doanh (AI, Blockchain, CRM, Affiliate, O2O):
Rào cản lớn nhất là Doanh chủ không hiểu nhiều về công nghệ nên tâm lý "cảm thấy sợ" và khi sử dụng đối tác thì không hiểu được vấn đề mình cần nên cũng có thể đặc yêu cầu sai, từ đó ra sản phẩm sai, tốn tiền nhưng không ra gì!.
Thiếu dữ liệu chất lượng: AI và CRM cần dữ liệu lớn và đáng tin cậy, nhưng nhiều doanh nghiệp truyền thống chỉ lưu trữ thông tin trên giấy tờ hoặc bảng tính, không đủ để khai thác.
Khó khăn với Blockchain: Blockchain đòi hỏi hạ tầng công nghệ phức tạp và kiến thức chuyên sâu. Các công ty nhỏ khó triển khai do thiếu nguồn lực, và khung pháp lý tại Việt Nam, như Luật An ninh mạng, vẫn đang hoàn thiện, gây trở ngại.
Hạn chế về O2O: Do chưa quen với kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thiết kế các chiến dịch O2O hoặc tích hợp chúng với hoạt động ngoại tuyến.
Chi phí và đào tạo: Các công cụ online nói chúng hoặc CRM hoặc AI thường có chi phí đầu tư ban đầu, cộng với chi phí đào tạo nhân viên, tạo gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nhỏ.
Và nhìn nhận là có những hạn chế chung:
Tư duy bảo thủ: Nhiều doanh nghiệp truyền thống cho rằng mô hình cũ vẫn hiệu quả, không cần đầu tư công nghệ, dẫn đến chậm đổi mới, bài học thí rất nhiều ngoài kia rồi không cần phải dẫn chứng.
Quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế: Các công ty vừa và nhỏ thường thiếu vốn và nhân sự để triển khai đồng thời nhiều công nghệ.
Thiếu lộ trình chuyển đổi số: Một số doanh nghiệp triển khai công nghệ mà không có kế hoạch rõ ràng, dẫn đến thất bại hoặc lãng phí nguồn lực.
Team Vinstrategy.com:: Anh có lời khuyên nào để các doanh nghiệp sản xuất truyền thống vượt qua những rào cản này?
NCS Vương Thanh Long: Để ứng dụng công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp cần tiếp cận thực tế và có chiến lược:
Xác định ưu tiên: Đánh giá điểm yếu lớn nhất, ví dụ như quản lý kho kém hiệu quả thì ưu tiên ERP, hoặc khó giữ chân khách hàng thì bắt đầu với CRM. Điều này giúp tập trung nguồn lực.
Chọn giải pháp tiết kiệm: Với ERP, các giải pháp nguồn mở như Odoo hoặc ERPNext có chi phí thấp và dễ tùy chỉnh. Với CRM, các công cụ như Bizfly hoặc Zoho CRM phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ.
Đào tạo nhân sự: Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nhân viên làm quen với công nghệ. Lãnh đạo cần truyền cảm hứng về lợi ích của công nghệ để giảm kháng cự.
Hợp tác với đối tác công nghệ: Làm việc với các nhà cung cấp trong nước như Haravan, Base.vn để nhận hỗ trợ triển khai và giảm chi phí.
Tận dụng chính sách hỗ trợ: Các chương trình của Chính phủ, như Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, có thể cung cấp vốn hoặc tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ.
Triển khai từng bước: Bắt đầu với các dự án thí điểm, như áp dụng CRM cho một nhóm khách hàng HORECA hoặc thử nghiệm O2O tại một khu vực nhỏ, trước khi mở rộng.
Team Vinastrategy.com: Cảm ơn anh Vương Thanh Long vì những chia sẻ thiết thực. Chúc anh tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi thành công!
Tác giả bài viết: BBT Vinastrategy.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn